Tổng hợp TẤT CẢ cách trị lở miệng, nhiệt lưỡi phổ biến

Bài viết này tổng hợp toàn bộ các cách trị lở miệng, cách trị nhiệt lưỡi phổ biến. Từ dùng thuốc Tây y cho đến Đông y, từ thuốc uống cho đến thuốc bôi.

Cách trị lở miệng, nhiệt lưỡi bằng thuốc Tây y

cách chữa lở miệng 1

Tây y cho rằng nguyên nhân của nhiệt miệng là do cơ thể thiếu các vitamin và dưỡng chất dẫn đến rối loạn nội tiết tố, tiêu hóa và gây nhiễm khuẩn răng miệng. Một số loại thuốc uống và bôi thường được sử dụng khi chữa nhiệt miệng bằng Tây y bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh: chứa trimethoprim và sulfamethoxazole, có tác dụng giảm đau, giảm sưng, giảm viêm. Chỉ dùng khi nhiệt miệng có kèm theo bội nhiễm, được bác sĩ kê đơn.
  • Thuốc kháng nấm: là loại thuốc bôi có tác dụng tương tự thuốc kháng sinh. Một số loại phổ biến như: itraconazole, fluconazol hay nystatin.
  • Thuốc uống corticosteroid: dùng cho trường hợp bị nhiệt miệng nặng, có tác dụng giảm đau khá nhanh. Thuốc dùng để uống, chỉ sử dụng khi bác sĩ kê đơn.
  • Thuốc kháng viêm: phổ biến là Colchicine và Prednisone, có tác dụng giảm sưng đau và hỗ trợ vết viêm loét nhanh lành.
  • Các loại vitamin & sắt, kẽm: vitamin chữa nhiệt miệng thường là vitamin B, C hoặc vitamin tổng hợp. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm sắt, kẽm để cải thiện tình trạng nhiệt miệng, đồng thời tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Lưu ý: Chữa nhiệt miệng bằng Tây y có tác dụng giảm đau tạm thời, tuy nhiên không nên quá lạm dụng vì để lại nhiều tác dụng phụ cho sức khỏe. Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ khi lựa chọn các phương pháp chữa trị này.

Xem thêm: Thuốc Oracortia trị nhiệt miệng hiệu quả

Cách trị lở miệng, nhiệt lưỡi bằng thuốc Đông y

cách chữa lở miệng 2

Đông y gọi lở miệng và nhiệt lưỡi là chứng khẩu cam. Nguyên nhân của căn bệnh này là do tỳ vị bốc hỏa độc, nhiệt độc hoặc người bị âm hư sinh nội nhiệt làm hư hỏa bốc lên.

Đông y trị lở miệng, nhiệt lưỡi bằng các bài thuốc sau đây:

Bài thuốc 1: Hoàng liên 10g, hoàng bá 10g, cỏ mực 20g, rau má 20g, tang diệp 16g, sài hồ 12g, cam thảo đất 16g, thục địa 12g, trúc diệp 10g.

Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.

Dùng liên tục 5 ngày.

Bài thuốc 2: Gạo tẻ 100g, bột cát căn 50g.

Nấu thành cháo ăn trong ngày.

Dùng 3 – 5 ngày.

Bài thuốc 3: Bí ngô 150g, đậu đen 30g, hạt sen 25g, gạo tẻ 50g, gạo nếp 20g, đường kính vừa đủ.

Bí ngô gọt bỏ vỏ thái miếng. Đậu đen và hạt sen rửa sạch. Gạo nếp, gạo tẻ đãi sạch. Cho tất cả vào nồi, đổ nước hầm cho chín kỹ, đậu đen và hạt sen chín mềm, cho đường vào, thêm 2 – 3 lát gừng đập dập vào quấy đều là được. Múc ra bát ăn nguội.

Dùng 3 – 5 ngày.

Bài thuốc 4: Sa sâm, mạch môn, ngọc trúc, huyền sâm, hoàng bá, mỗi vị 12g. Sinh địa, cỏ nhọ nồi mỗi vị 16g, đan bì, trí mẫu, mỗi vị 8g, cam thảo 4g.

Tất cả sắc lấy nước.

Uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần trong ngày. Mỗi đợt uống từ 5 – 10 thang liền (một liệu trình), nghỉ vài ngày mỗi đợt lại uống đợt khác, uống 2 – 3 đợt.

Bài thuốc 5: Tế tân 4g, đinh hương 10 – 15 cái, cam thảo (xé tơi) 6g.

Cho vào bình kín (để tránh làm bay mất tinh dầu), hãm với nước sôi khoảng 15 – 20 phút rồi gạn lấy nước để nguội và lấy ngậm từng ngụm một lưu giữ trong miệng chừng 2 – 4 phút.

Bài thuốc 6: Sinh địa, lô căn mỗi thứ 20g, ngọc thông 6g, trúc diệp, ngọc trúc, huyền sâm, tri mẫu, mỗi vị 12g, thạch cao 40g, thăng ma 8g.

Sắc uống.

Ngày 1 thang chia 2 – 3 lần uống trong ngày, cần uống 3 – 5 thang. Sau đó có thể sử dụng lại hai ba đợt nữa cho dứt bệnh, chống tái phát.

Cách trị lở miệng, nhiệt lưỡi bằng mẹo dân gian

cách chữa lở miệng 3

Dân gian có nhiều cách chữa nhiệt miệng hay bạn có thể áp dụng như:

  • Mật ong
  • Rau ngót
  • Bột sắn dây
  • Rau diếp cá
  • Rau đắng
  • Nước muối
  • Nước ép cà chua
  • Nước quả khế chua

Xem chi tiết: tại đây.

Tùy vào mức độ của bệnh, sự phù hợp và tiện lợi mà bạn lựa chọn một trong các cách trị lở miệng, nhiệt lưỡi nói trên. Kết hợp với chữa trị, bạn cần thiết lập chế độ ăn uống và ngủ nghỉ khoa học để căn bệnh nhanh chóng khỏi.

Có thể bạn quan tâm: Cách trị nhiệt miệng trong 1 ngày, liệu có thể?